Author

Topic: Việt (Vietnamese) - page 171. (Read 5434585 times)

member
Activity: 153
Merit: 10
October 05, 2017, 04:15:39 AM
2 ‘sư thầy triệu view’ thi Tuyệt đỉnh song ca là mạo nhận

- Thông tin hai nhà sư Hoàn Nguyên - Nhất Nguyên thi game show Tuyệt đỉnh song ca sẽ phát sóng ngày gần đây gây xôn xao dư luận.
2 ‘sư thầy triệu view’ thi Tuyệt đỉnh song ca là mạo nhận - Ảnh 1.
Hai thí sinh Lê Thanh Hoàn Nguyên và Lê Thanh Nhất Nguyên tham gia game show Tuyệt đỉnh song ca - Ảnh cắt từ clip

Hai vị này được giới thiệu là đang tu hành, sống tại chùa Bồng Lai, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Trong phần hé lộ về tiết mục, hai sư thầy xuất hiện ở vòng Lộ diện trong trang phục nâu sòng, trình diễn ngọt ngào ca khúc Một cõi đi về.

Từng gây bão

Hai thí sinh đặc biệt này tự giới thiệu họ là Lê Thanh Hoàn Nguyên (sinh năm 1990) và Lê Thanh Nhất Nguyên (sinh năm 1991), đang tu tại chùa Bồng Lai (huyện Đức Hòa, Long An), cùng sống trong chùa từ nhỏ.

Đi cùng hai nhà sư trẻ đến game show là người được giới thiệu là sư trụ trì của chùa - hòa thượng Thích Tâm Đức. Trong lúc hai nhà sư trẻ hát trên sân khấu, sư trụ trì ngồi nghe một cách chăm chú và rất vui mừng khi Hoàn Nguyên và Nhất Nguyên nhận được vé vào vòng Lộ diện.

Trước đây hai "sư thầy" này đã từng xuất hiện trong 1 clip trên YouTube với bài hát Giã từ vũ khí gây bão.
Video tạm dừng
Hai người đã từng gây "bão" trên Youtube khi hát Giã từ vũ khí - Nguồn: Youtube

Trước những thông tin này, trang web Phật giáo Long An, tiếng nói chính thức của Ban Thông tin truyền thông giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, đã lên tiếng phản ứng.

Trong thông báo này, hòa thượng Thích Minh Thiện, trưởng Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, cho biết: "Ngay khi đọc thông tin trên báo chí nói về hai sư thầy "triệu view", gây sốt mạng xã hội xuất hiện trên một trò chơi truyền hình, là người đang tu tại chùa Bồng Lai, tỉnh Long An, không chỉ Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An mà tăng ni, phật tử thuần thành của tỉnh Long An đều rất bức xúc".

Bồng Lai là am cốc tự phát, không thuộc sự quản lý của Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Long An".

Hòa thượng Thích Minh Thiện

Vị giáo phẩm chịu trách nhiệm đứng đầu trong việc quản lý mọi hoạt động của Phật giáo tại tỉnh Long An cũng nhấn mạnh: "Hai người mà báo chí giới thiệu là đang tu tại chùa Bồng Lai (Đức Hòa, Long An) cùng với người mà báo chí gọi là hòa thượng Thích Tâm Đức là những danh xưng tự phong. Ba cá nhân này giả dạng nhà tu, đã có những việc làm sai trái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, sự trang nghiêm của Giáo hội tỉnh Long An".

Xúc phạm uy tín

Hòa thượng Thích Minh Thiện nhấn mạnh: "Quan điểm của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An là sẽ giải quyết đến nơi đến chốn. Ngày hôm nay, chúng tôi đã có chỉ đạo khẩn, yêu cầu Ban Trị sự Phật giáo huyện Đức Hòa làm việc với chính quyền địa phương điều tra, làm rõ về hoạt động tôn giáo trái phép của ba cá nhân trên; đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng căn cứ theo luật pháp hiện hành xử lý sai phạm".

Hòa thượng Thích Minh Thiện cho rằng: "Ban tổ chức chương trình "Tuyệt đỉnh song ca 2017" đã đơm đặt thông tin về Phật giáo tỉnh Long An và các cơ quan báo chí đăng tải thông tin sai lệch, cũng góp phần cùng ba cá nhân trên xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín đối với tất cả các tăng ni tu hành chân chính của Phật giáo tỉnh Long An, làm ảnh hưởng đến uy tín Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An".
member
Activity: 83
Merit: 10
October 05, 2017, 04:13:44 AM
Chuyện sống sót của bé gái Mexico chỉ là tưởng tượng
 - Việc bé gái 12 tuổi tên là Frida Sofía được cứu sống một cách kỳ diệu trong trận động đất kinh hoàng vừa qua tại Mexico từng gây xúc động mạnh cho bao người hóa ra không có thật.
Chuyện sống sót của bé gái Mexico chỉ là tưởng tượng - Ảnh 1.
Câu chuyện cứu sống bé gái 12 tuổi tên là Frida Sofia lan truyền trên mạng xã hội ở Mexico hóa ra không có thật - Ảnh: BBC/TWITTER

Theo báo Guardian (Anh), câu chuyện về một bé gái được cho là sống sót kỳ diệu trong đống đổ nát của ngôi trường Enrique Rebsámen ở thành phố Mexico City đã được lan truyền rộng rãi, gây xúc động mạnh mẽ cho tới khi mọi người giận dữ nhận ra đó chỉ là chuyện bịa.

Các kênh truyền hình đã liên tục cập nhật thông tin về việc lực lượng cứu hộ nỗ lực từng chút một để tiến gần hơn tới khu vực mà em Frida Sofía bị chôn sống trong đống đổ nát của ngôi trường Enrique Rebsámen.

Các binh sĩ hải quân dẫn đầu cuộc cứu hộ nói với các phóng viên là người ta đã trông thấy cô bé hua ngón tay cầu cứu, rằng cô bé được che chắn dưới một chiếc bàn bằng đá granite và vẫn còn liên lạc được với những bạn bè khác.

Tuy nhiên tới ngày 21-9, hy vọng chuyển thành bực tức và giận dữ khi công luận biết rằng không có học sinh nào trong trường Enrique Rebsámen tên là Frida Sofía. Cũng như không có bé gái nào còn mắc kẹt trong đống đổ nát của ngôi trường này nữa.

Sau hai ngày dốc sức tìm kiếm, người đại diện cho lực lượng hải quân, ông Enrique Sarmiento, thông báo đã tìm thấy mọi trẻ em tại ngôi trường này, bao gồm cả thi thể những em xấu số.

Ông Enrique Sarmiento nói: "Chúng tôi muốn nhấn mạnh là chúng tôi không biết về thông tin báo chí lan truyền với tên của một bé gái. Chúng tôi không tin, và chúng tôi dám chắc là nó không phải sự thật".

Thông báo của người đại diện cho lực lượng hải quân được phát đi chỉ vài giờ sau khi một quan chức hải quân khác nói trên đài El Financiero TV rằng các nhân viên cứu hộ vẫn còn liên lạc với bé gái.

Thông tin tiết lộ chuyện chưa từng có một bé gái nào tên là Frida Sofía bị mắc kẹt đã khiến nhiều người dân Mexico nổi giận. Họ cảm thấy như mình đã bị báo chí và các quan chức chính quyền "nhồi" cho một câu chuyện giả dối về hy vọng.

"Mọi người rất tức giận", ông Esteban Illades, biên tập viên tạp chí Nexos của Mexico nói. "Frida chỉ là một câu chuyện".

Trên mạng, nhiều phản ứng giận dữ trút vào chính quyền. Cũng có người chỉ trích truyền thông, nhất là kênh truyền hình Televisa.

Một số người so sánh vụ việc này với câu chuyện về bé trai chín tuổi Monchito, cũng từng là tâm điểm trong nỗ lực cứu hộ lớn ở vụ động đất kinh hoàng năm 1985 ở Mexico City, nhưng sau đó hóa ra cũng bị phanh phui là bịa đặt.

Chính những người dẫn chương trình của đài Televisa cũng bày tỏ phẫn nộ về sự việc: "Chính phủ liên bang đã luôn nói với chúng tôi là có một bé gái và họ sẽ cứu sống cô bé. Giờ thì họ lại thay đổi câu chuyện của mình. Thật vô nhân đạo", người dẫn chương trình Carlos Loret de Mola bức xúc chia sẻ trên Twitter
newbie
Activity: 50
Merit: 0
October 05, 2017, 04:12:07 AM
Không có chuyện lấy vợ Iceland được trả 5.000 USD mỗi tháng
- Trên mạng Internet từng rộ lên thông tin nói rằng do quá thiếu đàn ông nên những người nhập cư Iceland nếu lấy vợ người bản xứ sẽ được hưởng 5.000 USD/tháng.
member
Activity: 153
Merit: 10
October 05, 2017, 04:11:27 AM
Nhân thân kẻ xả súng ở Las Vegas đã bị tin giả 'nhào nặn' thế nào?
 - Sau vụ xả súng kinh hoàng ở Las Vegas, một lần nữa, dư luận cũng như giới truyền thông chính thống có thêm một bài học về sự cẩn trọng trước các thông tin giả.
newbie
Activity: 59
Merit: 0
October 05, 2017, 04:09:56 AM
Xuyên Á tạm đóng cửa, thương lái nháo nhào tìm lò giết mổ heo
- Hàng trăm thương lái heo ở Đồng Nai, Bình Dương đang nháo nhào tìm nơi giết mổ heo sau khi lò mổ Xuyên Á tạm đóng cửa sau vụ việc cơ quan chức năng phát hiện việc tiêm thuốc an thần cho heo.
Việc tìm kiếm lò giết mổ mới không dễ và đặt ra mối lo về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm khi có quá nhiều nơi giết mổ rồi đưa thịt heo vào thành phố tiêu thụ.

Đưa heo từ Đồng Nai về giết mổ ở Long An

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online qua điện thoại, bà Nguyễn Kim Oanh, một thương lái heo tại Đồng Nai, cho hay bà chuẩn bị nghỉ bán heo vì không tìm được lò giết mổ thay thế.

Trong suốt hơn 5 năm qua, bà Oanh đều đưa heo lên lò mổ Xuyên Á để giết thịt rồi đem ra chợ đầu mối Hóc Môn bán.

Trung bình, mỗi ngày bà Oanh bán ra 90-100 con heo vì thế khi lò mổ Xuyên Á bị đóng cửa bà trở tay không kịp đành phải nghỉ bán hai hôm.

Sau đó nhờ một người quen giới thiệu một lò mổ nhỏ ở Bình Tân (TP.HCM) bà Oanh đưa 60 con heo đến nhờ giết mổ.

Thế nhưng, sáng 3-10 đơn vị giết mổ thông báo chỉ làm được 30 con, còn 20 con phải để lại vì nhiều người đặt làm quá, lò mổ không làm nổi đành chia sẻ mỗi người làm một ít.

"Lượng heo buôn bán giảm chỉ còn 20-30% so với ngày thường mà chưa biết mai kia có chỗ giết mổ heo hay không nên tôi sẽ tạm nghỉ một thời gian để tính cách khác", bà Oanh cho biết.

Trong khi đó, ông T. cũng là một thương lái heo tại Đồng Nai, đã phải đưa heo ở tỉnh này xuống các lò mổ tại Long An để giết mổ rồi vận chuyển ngược lại TP.HCM tiêu thụ.

"Lỡ mua ở Đồng Nai rồi nên phải vậy. Hết đợt này tôi chuyển mua heo ở các tỉnh miền Tây cho thuận đường. Lò mổ ở các địa phương đều nhỏ và đã đầy nhóc heo khắp nơi đổ về rồi", ông T. cho biết.

Xuyên Á, lò mổ vừa bị tạm dừng hoạt động, có công suất giết mổ 5.000-6.000 con heo/đêm, là lò mổ lớn nhất tại TP.HCM cũng như khu vực xung quanh,

Đây là nơi tập trung giết mổ heo của rất nhiều thương lái tại TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận.

Sau khi giết mổ heo tại đây, các thương lái chỉ mất khoảng 25 phút là đưa heo mảnh ra sạp tại các chợ đầu mối.

Chính vì thế, khi lò mổ này tạm ngưng hoạt động, các thương lái phải tản ra khắp các lò mổ khác tại TP.HCM cũng như Long An, Đồng Nai, Bình Dương… rồi chở ngược lại thành phố.

Lại lo an toàn vệ sinh ở các lò mổ nhỏ

Trong khi đó, lò mổ của Công ty cổ phần Vissan được nhiều thương lái tìm đến để giết mổ heo, nhưng lại bị từ chối.

Bà Đặng Thị Phương Ninh, Phó tổng giám đốc Vissan cho biết, quy trình giết mổ của Vissan rất rõ ràng, muốn đưa heo đến giết mổ tại đây phải có hợp đồng giữa hai bên, kèm theo đó là những quy định về đảm bảo nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm.

"Với những quy định như vậy thì không thể muốn đưa heo đến giết mổ tại lò của Vissan là giết mổ được ngay mà phải có quá trình làm việc. Vì vậy những ngày qua dù nhận được nhiều lời đề nghị của thương lái nhưng chúng tôi vẫn phải từ chối", bà Ninh cho hay.

Cũng theo bà Ninh, dù không nhận giết mổ heo gia công cho các thương lái nhưng Vissan đề nghị bán heo mảnh của công ty cho những người này để họ vẫn có nguồn thịt để kinh doanh bình thường.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục thú y Đồng Nai cho biết, mỗi ngày Đồng Nai đưa khoảng 5.000 con heo về TP.HCM để giết mổ cung cấp thịt cho thị trường thành phố, trong đó, điểm đến giết mổ lớn nhất là lò mổ Xuyên Á.

Vì vậy, việc lò mổ này bị đóng cửa sẽ dẫn đến tình trạng nhiều thương lái phải tìm những lò mổ khác thay thế sẽ làm xáo trộn hoạt động kinh doanh.

Hơn nữa, việc tìm các lò mổ đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng như đủ công suất để xử lý 5.000 con heo/đêm như của Xuyên Á là không dễ dàng vì đa số các lò mổ ở các địa phương xung quanh là lò mổ nhỏ lẻ, quy mô chỉ từ 100-400 con/đêm.

"Nếu heo về nhiều thì sẽ nảy sinh vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm và dịch bệnh đối với các cơ sở nhỏ lẻ như vậy", ông Quang cho biết.
member
Activity: 81
Merit: 10
October 05, 2017, 04:08:52 AM
Ông Dương Công Minh mua gom 18 triệu cổ phiếu Sacombank
- Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), mã chứng khoán là STB vừa có thông báo về việc giao dịch cổ phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng này.
Theo đó, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, đăng ký mua thêm 18 triệu cổ phiếu STB, tương đương khoảng 1% vốn điều lệ ngân hàng với mục đích đầu tư cá nhân.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 28-9 đến 27-10 bằng phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn HoSE.

Hiện ông Minh đã sở hữu hơn 41,3 triệu cổ phiếu STB, chiếm 2,19% vốn điều lệ. Nếu mua thành công 18 triệu cổ phiếu nói trên ông Minh sẽ sở hữu hơn 49,3 triệu cổ phiếu ngân hàng này, tương đương 3,15% vốn điều lệ.

Với giá đóng cửa phiên 25-9 của cổ phiếu STB ở mức 12.300 đồng, ông Minh dự kiến sẽ chi khoảng 220 tỉ đồng để sở hữu 18 triệu cổ phiếu STB.

Thông tin ông Dương Công Minh mua thêm 18 triệu cổ phiếu đã khiến cổ phiếu STB tăng mạnh sau 4 phiên liên tiếp đi xuống và có thời điểm tăng trần với 12.350 đồng/cổ phiếu.

Cuối phiên 25-9, STB chốt ở mức 12.300 đồng/cổ phiếu với hơn 7 triệu đơn vị khớp lệnh, trong đó, khối ngoại mua hơn 1,6 triệu đơn vị.

Ông Dương Công Minh vừa trúng cử vào Hội đồng quản trị Sacombank tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 của ngân hàng này tổ chức cuối tháng 6-2017 vừa qua với tỉ lệ hơn 198% và được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT Sacombank nhiệm kỳ mới.

Trước khi ông Dương Công Minh về Sacombank, Công ty Him Lam nơi ông Minh sở hữu 99% cổ phần đã bán hết sạch cổ phần tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và không còn là cổ đông của ngân hàng từ ngày 23-6-2017.

Ông Minh cũng đã rút khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank.

Công ty Him Lam trước đó là cổ đông lớn nhất tại LienVietPostBank, sở hữu 96,77 triệu cổ phiếu, tương đương 14,98% vốn điều lệ.
newbie
Activity: 50
Merit: 0
October 05, 2017, 04:06:42 AM
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Cứ nhìn vào số người đi Grab, Uber 2
- Bộ Giao thông - vận tải cho rằng chuyện Hiệp hội Taxi Hà Nội yêu cầu dừng khẩn cấp Grab và Uber cũng như dán khẩu hiệu phản đối chỉ "đại diện cho một nhóm doanh nghiệp"
member
Activity: 83
Merit: 10
October 05, 2017, 04:05:49 AM
Hàng trăm sinh viên chết đứng vì thủ quỹ ôm học phí đi... làm ăn
- Hơn 200 sinh viên đóng học phí cho Trường ĐH Y Dược Cần Thơ thông qua Sở Y tế tỉnh Cà Mau, có biên lai hẳn hòi nhưng sở không nộp tiền cho trường khiến sinh viên bị khóa bảng điểm.
newbie
Activity: 59
Merit: 0
October 05, 2017, 04:04:00 AM
======
Ghê thật! Con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, luôn nghĩ mình bị thiệt , dù gì cũng từng sống chung một nhà, gặp nhau hàng ngày gọi nhau 2 tiếng mẹ con chồng vợ, mà bây giờ lại như kẻ thù, người dưng đôi lúc lại còn thương và thông cảm cho nhau ấy vậy mà.
Tranh giành làm gì khi xuôi tay nhắm mắt có mang theo được không?
Sinh ra hai bàn tay trắng, lúc chết trắng cả hai tay. Vậy thì khi nhắm mắt xuôi tay có ai mang được thứ gì theo mình không. Mong rằng cô con dâu kia nếu có đọc bài báo này mà nên suy nghĩ lại hành động đối nhân xử thế của mình với mẹ chồng.
Vấn đề cốt lõi nhất là thái độ và hành động của anh chồng Huh?
Có ai hiểu cho cảnh làm dâu của phụ nữ VN? Rất nhiều trường hợp tài sản 2 vợ chồng làm ra thì đứng tên nhà chồng, tới khi li dị thì người vợ trắng tay.
Bài viết để người trong cuộc mới ngẫm mình được gì và mất gì. Theo tôi, hòa giải được vẫn là tốt nhất cho cả hai bên. Mẹ cũng quá già và hai đứa nhỏ cũng đã lớn rồi.
member
Activity: 153
Merit: 10
October 05, 2017, 04:02:20 AM
======
Ghê thật! Con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, luôn nghĩ mình bị thiệt , dù gì cũng từng sống chung một nhà, gặp nhau hàng ngày gọi nhau 2 tiếng mẹ con chồng vợ, mà bây giờ lại như kẻ thù, người dưng đôi lúc lại còn thương và thông cảm cho nhau ấy vậy mà.
Tranh giành làm gì khi xuôi tay nhắm mắt có mang theo được không?
Sinh ra hai bàn tay trắng, lúc chết trắng cả hai tay. Vậy thì khi nhắm mắt xuôi tay có ai mang được thứ gì theo mình không. Mong rằng cô con dâu kia nếu có đọc bài báo này mà nên suy nghĩ lại hành động đối nhân xử thế của mình với mẹ chồng.
Vấn đề cốt lõi nhất là thái độ và hành động của anh chồng Huh?
Có ai hiểu cho cảnh làm dâu của phụ nữ VN? Rất nhiều trường hợp tài sản 2 vợ chồng làm ra thì đứng tên nhà chồng, tới khi li dị thì người vợ trắng tay.
member
Activity: 113
Merit: 10
October 05, 2017, 04:01:07 AM
======
Ghê thật! Con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, luôn nghĩ mình bị thiệt , dù gì cũng từng sống chung một nhà, gặp nhau hàng ngày gọi nhau 2 tiếng mẹ con chồng vợ, mà bây giờ lại như kẻ thù, người dưng đôi lúc lại còn thương và thông cảm cho nhau ấy vậy mà.
Tranh giành làm gì khi xuôi tay nhắm mắt có mang theo được không?
Sinh ra hai bàn tay trắng, lúc chết trắng cả hai tay. Vậy thì khi nhắm mắt xuôi tay có ai mang được thứ gì theo mình không. Mong rằng cô con dâu kia nếu có đọc bài báo này mà nên suy nghĩ lại hành động đối nhân xử thế của mình với mẹ chồng.
Vấn đề cốt lõi nhất là thái độ và hành động của anh chồng Huh?
jr. member
Activity: 52
Merit: 10
Blocklancer - Freelance on the Blockchain Close
October 05, 2017, 04:00:12 AM
======
Ghê thật! Con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, luôn nghĩ mình bị thiệt , dù gì cũng từng sống chung một nhà, gặp nhau hàng ngày gọi nhau 2 tiếng mẹ con chồng vợ, mà bây giờ lại như kẻ thù, người dưng đôi lúc lại còn thương và thông cảm cho nhau ấy vậy mà.
Tranh giành làm gì khi xuôi tay nhắm mắt có mang theo được không?
Sinh ra hai bàn tay trắng, lúc chết trắng cả hai tay. Vậy thì khi nhắm mắt xuôi tay có ai mang được thứ gì theo mình không. Mong rằng cô con dâu kia nếu có đọc bài báo này mà nên suy nghĩ lại hành động đối nhân xử thế của mình với mẹ chồng.
newbie
Activity: 50
Merit: 0
October 05, 2017, 03:59:22 AM
======
Ghê thật! Con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, luôn nghĩ mình bị thiệt , dù gì cũng từng sống chung một nhà, gặp nhau hàng ngày gọi nhau 2 tiếng mẹ con chồng vợ, mà bây giờ lại như kẻ thù, người dưng đôi lúc lại còn thương và thông cảm cho nhau ấy vậy mà.
Tranh giành làm gì khi xuôi tay nhắm mắt có mang theo được không?
member
Activity: 72
Merit: 10
October 05, 2017, 03:58:32 AM
======
Ghê thật! Con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, luôn nghĩ mình bị thiệt , dù gì cũng từng sống chung một nhà, gặp nhau hàng ngày gọi nhau 2 tiếng mẹ con chồng vợ, mà bây giờ lại như kẻ thù, người dưng đôi lúc lại còn thương và thông cảm cho nhau ấy vậy mà.
member
Activity: 153
Merit: 10
October 05, 2017, 03:57:04 AM
Nước mắt phiên tòa con dâu kiện má chồng đòi đất
 - Một gia đình tan nát bởi sự tranh giành thiệt hơn giữa những người ruột thịt. Sợ tòa xử thua mẹ chồng, đến tòa lần nào người con dâu cũng ngất. Hai vợ chồng đã làm thủ tục ly hôn...
Nước mắt phiên tòa con dâu kiện má chồng đòi đất
Một ngày giữa tuần, hai cô cậu lớp 12 trong bộ đồng phục học sinh, họ là chị em sinh đôi, đến tòa để dự phiên xét xử phúc thẩm “tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa mẹ và bà nội.

Bao nhiêu lần hòa giải, hoãn tòa rồi xét xử là bấy nhiêu lần hai chị em phải nghe những lời đối chất giữa những người từng sống chung một nhà, nay “lạnh tanh” né mặt nhau ở tòa.

Con dâu kiện má chồng

Theo đơn khởi kiện, con dâu trình bày năm 1998, hai vợ chồng mua trả góp nền nhà với giá 13 triệu đồng, có lập văn bản chuyển nhượng do chồng đứng tên. Sau đó, má chồng bỏ ra 19 triệu đồng cất nhà rồi hai vợ chồng chuyển về sống chung.

Khi má chồng đang làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì con dâu 
khởi kiện ra tòa. Cô con dâu yêu cầu tòa công nhận nhà và đất thuộc sở hữu của hai vợ chồng.

Bản án sơ thẩm TAND Q.12 (TP.HCM) tuyên đây là tài sản chung của hai vợ chồng, buộc má chồng phải giao trả đất, đồng thời vợ chồng cô phải trả tiền xây dựng lại cho má chồng. Chồng, má chồng, chị chồng lần lượt kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Căn nhà có diện tích 60m2, 14 nhân khẩu đang ở. Phía gia đình chồng khẳng định họ bỏ tiền ra mua đất, xây nhà, sửa chữa mà “con dâu khi dọn về chỉ xây thêm gác lửng, giờ đòi nhà của má là không hợp lý”.

Con dâu rưng rưng trước tòa rằng bản thân “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” trả góp từng đồng, nay chồng theo phe phía gia đình làm giấy tờ xong đuổi mẹ con cô ra khỏi nhà. Người chồng thì liên tục nói rằng không biết việc vợ trả góp và khẳng định: 
“Tiền đó là tiền của má”.

Không thể níu kéo

Suốt 5 giờ, HĐXX hết mực động viên, kêu gọi các đương sự bình tâm suy nghĩ để thương lượng, hòa giải với nhau vì đều là người trong nhà.

Ở cuộc họp gia đình và hòa giải trước đó, khi định giá căn nhà và đất khoảng 1 tỉ đồng thì con dâu đồng ý để nhà lại cho má chồng và nhận 400 triệu đồng. Nhưng ra tòa, cô đổi ý “vì tức, vì bức xúc”, đòi 600 triệu đồng.

Chủ tọa nhẹ nhàng, khuyên bảo con dâu: “Má chồng là người đẻ ra chồng mình. Mình cho má hơn một chút thì có gì đâu?”. Cô con dâu dõng dạc: “Tui đối với má chồng tui như biển cả, không tính toán gì, nhưng má cứ nghe lời hai đứa em chồng...”.

Cả HĐXX động viên, phân tích để người đàn bà này hiểu 400 triệu là không chèn ép, không oan ức, đừng vì đồng tiền mà mất tình mất nghĩa, nên dĩ hòa vi quý để ra về mọi người nhìn mặt nhau.

Bao nhiêu phân tích về tình về lý, bao nhiêu động viên, giải thích của hội đồng cũng không lay chuyển được suy nghĩ “không còn gì để mất” của người con dâu.

Cô liên tục đòi lấy đất, lấy nhà, đòi bán nhà để trả lại tiền cho nhà chồng khiến chủ tọa quát lớn: “Bà đừng cố chấp! Tại sao một khối tài sản như vậy, bà cứ nhất nhất đòi bán? Bán nhà rồi má chồng và bao nhiêu người trong đó sẽ ở đâu?”.

Không biết bao nhiêu lần chủ tọa hỏi cô con dâu về hai đứa con, về việc có muốn chúng trở thành người tốt không, hai đứa nhỏ sẽ nghĩ gì khi nhìn những người lớn tranh giành hơn thiệt lẫn nhau, nhưng cô con dâu vẫn khăng khăng đòi 600 triệu đồng và một mực: “Giờ tui muốn cầm tiền ngay, chia cho chồng tui nữa là tui không chịu”.

Mỗi bên chịu một nửa án phí, hoàn cảnh khó khăn, nhà chồng xin tòa giảm 50% án phí. Chủ tọa gợi ý con dâu đỡ đần giúp thì cô khăng khăng: “Không, không! Má chồng thì bao nhiêu tui cũng đỡ, còn tiền này tui nhất quyết không chịu”. Vị chủ tọa 
đành thở dài.

Tan nát

Khi các con đôi co hơn thua, khi tòa thỏa thuận ngày giao tiền thì ở một góc phòng, bà má chồng ngồi thút thít khóc, lui cui chùi vội những giọt nước mắt lăn ra từ khóe mắt thỏm sâu.

Sức yếu ớt, bà không thể đứng dậy để nghe tòa đọc quyết định hòa giải. Gương mặt xương xẩu, nhăn nheo nhiều hơn so với tuổi gần 80, bà vừa khóc vừa hỏi các con tiền đâu mà trả đến năm sáu trăm triệu. Bà kể con trai bà không dám hé miệng cãi vợ một câu, “nó nói gì thằng này nghe đó”.

“Mình thương con dâu hết mực, cho nó về ở mà giờ mất hết, mất tiền, mất cả gia đình. Tội là tội hai 
đứa nhỏ” - bà mẹ thều thào.

Phiên phúc thẩm kéo dài từ tháng 12 năm ngoái mà đến nay vẫn chưa xong. Phiên tòa hoãn đi hoãn lại vì sức khỏe của cả nguyên đơn và bị đơn. Nguyên đơn (cô con dâu) thì sợ tòa xử không hợp tình hợp lý lại sốc, bị đơn thì lần nào đến tòa cũng đùm túm những thuốc, những nước.

Khi hòa giải sắp thành thì nguyên đơn lăn ra ngất. Phiên phúc thẩm, nguyên đơn cũng ngất, vừa thở dốc vừa lắp bắp: “Hoãn tòa... hoãn tòa...”.

Người chồng lúng túng, vừa đi gần tới đưa chai dầu thì bị chị vợ ném thẳng: “Trả lại cho nó, không thèm! Đừng động vào đồ nhà nó!”. Người chị vợ quay phắt sang, chỉ mặt người chồng: “Vì mày, vì mày mà em tao 
mới ra nông nỗi này”.
newbie
Activity: 59
Merit: 0
October 05, 2017, 03:54:36 AM
Có được từ chối ra tòa làm nhân chứng?

- Tôi có chứng kiến một vụ đâm nhau của hai gia đình hàng xóm và công an đã lấy lời khai, tôi có ký tên vào biên bản lời khai này rồi.
Mới đây tôi lại nhận được giấy triệu tập của tòa án mời lên dự tòa, tôi không muốn đi vì sau khi cho lời khai, một bên hàng xóm có vẻ rất tức giận, nhiều lần chửi bới bóng gió rằng tôi "không biết gì mà nói tầm bậy".

Tôi không muốn dính dáng vụ việc này vì sợ trả thù, tôi không muốn ra tòa. Tôi có thể từ chối đến tòa hay không? Nếu tôi không đến tòa thì liệu có bị xử lý gì hay không?
Tốt nhất là cố tránh làm chứng việc gì cho ai để an phận cho rồi, chỉ cần nói không biết không thấy rõ, cũng đừng cải vã đôi co với ai làm gì, nhưng khi thấy rõ kẻ giết người trực tiếp thì phải lên tiếng; khi đã vào biên bản là người làm chứng rồi thì phải tuân thủ thôi.
member
Activity: 83
Merit: 10
October 05, 2017, 03:52:24 AM
Có được từ chối ra tòa làm nhân chứng?

- Tôi có chứng kiến một vụ đâm nhau của hai gia đình hàng xóm và công an đã lấy lời khai, tôi có ký tên vào biên bản lời khai này rồi.
Mới đây tôi lại nhận được giấy triệu tập của tòa án mời lên dự tòa, tôi không muốn đi vì sau khi cho lời khai, một bên hàng xóm có vẻ rất tức giận, nhiều lần chửi bới bóng gió rằng tôi "không biết gì mà nói tầm bậy".

Tôi không muốn dính dáng vụ việc này vì sợ trả thù, tôi không muốn ra tòa. Tôi có thể từ chối đến tòa hay không? Nếu tôi không đến tòa thì liệu có bị xử lý gì hay không?
bạn không hiểu luật hay bạn cố tình vô cảm, phải đi làm chứng , mình sống và làm việc theo pháp luật và có trách nhiệm với cộng đồng, đừng thấy khó mà bỏ chạy, không ai hèn thế đâu, cứ làm chứng trung thực
member
Activity: 81
Merit: 10
October 05, 2017, 03:51:12 AM
Có được từ chối ra tòa làm nhân chứng?

- Tôi có chứng kiến một vụ đâm nhau của hai gia đình hàng xóm và công an đã lấy lời khai, tôi có ký tên vào biên bản lời khai này rồi.
Mới đây tôi lại nhận được giấy triệu tập của tòa án mời lên dự tòa, tôi không muốn đi vì sau khi cho lời khai, một bên hàng xóm có vẻ rất tức giận, nhiều lần chửi bới bóng gió rằng tôi "không biết gì mà nói tầm bậy".

Tôi không muốn dính dáng vụ việc này vì sợ trả thù, tôi không muốn ra tòa. Tôi có thể từ chối đến tòa hay không? Nếu tôi không đến tòa thì liệu có bị xử lý gì hay không?
newbie
Activity: 50
Merit: 0
October 05, 2017, 03:50:06 AM
Tài sản tặng, cho trước hôn nhân là của riêng vợ, chồng
===============


Nhiều vợ chồng lấy nhau cứ vô tư nghĩ toàn bộ tài sản, kể cả tài sản tặng cho trước đó của vợ, của chồng là tài sản chung nhưng khi “cơm không lành canh không ngọt”, ly hôn thì mới biết tài sản đó không phải của mình.
Tháng 8-2015, anh T.T.L. được anh ruột chuyển nhượng theo hình thức tặng cho quyền sử dụng thửa đất số 109 tại xã Thạnh Phước (H.Bình Đại, Bến Tre). Anh L. sau đó xây cất nhà trên khu đất nhưng không làm thủ tục hoàn công.

Đến tháng 8-2016, anh L. kết hôn với chị N.M., hai người có với nhau một người con. Một năm sau vì không hòa hợp, anh L. 
và chị M. ly thân.

Ngày 16-2-2017, anh L. lập thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất đối với thửa số 109 cho chị gái. Tuy nhiên hồ sơ chuyển nhượng sau đó bị chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Đại trả lại. Lý do: chị N.M. đã gửi đơn đề nghị ngăn chặn việc chuyển nhượng nhà đất đối với thửa đất nói trên.

Trong đơn, chị N.M. đưa ra lý do đó là tài sản chung của vợ chồng chị và đứa con mới sinh. Anh L. cho biết sau khi kết hôn, vợ chồng anh không có thỏa thuận nào về việc sáp nhập nhà đất thành tài sản chung. Do vậy khi ly thân, anh chuyển nhượng cho chị gái 
nhưng hồ sơ lại bị vướng.

LS Nguyễn Thạch Thảo - Đoàn luật sư TP.HCM - cho biết: Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, tài sản mỗi người có trước khi kết hôn là tài sản riêng của mỗi bên.

Do sau khi kết hôn, vợ chồng anh L. không thỏa thuận, thống nhất căn nhà được tặng cho là tài sản chung nên đây vẫn là tài sản riêng của anh L.. Anh L. có quyền chuyển nhượng đất nhà cho người khác.

“Nếu trường hợp chị M.N. có góp tiền để cải tạo, sửa chữa thì chị có nghĩa vụ chứng minh và yêu cầu anh L. trả lại khoản tiền đã góp”, ông Thảo cho hay.

Còn theo luật sư Võ Quang Vũ - Đoàn luật sư TP.HCM: Nếu vợ (chồng) có tài sản riêng trước khi kết hôn hoặc sau khi kết hôn (trong thời kỳ hôn nhân) thì nên sáp nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung để đảm bảo sự hòa khí trong gia đình.

Nếu không muốn sáp nhập tài sản thì vợ (chồng) nên làm văn bản thỏa thuận chi tiết đối với 
khối tài sản riêng.
newbie
Activity: 50
Merit: 0
October 05, 2017, 03:45:38 AM
Người mẹ Khmer nghèo đi tìm công lý cho con
 - Đó là quyết tâm của người mẹ Khmer nghèo, ít học, nhưng tình yêu thương con luôn thôi thúc chị phải đi đến tận cùng hành trình đưa kẻ ác ra ánh sáng.
Jump to: