Author

Topic: Việt (Vietnamese) - page 179. (Read 5222607 times)

member
Activity: 82
Merit: 10
Blocklancer - Freelance on the Blockchain
October 03, 2017, 03:25:58 AM
Bộ trưởng Mỹ phản pháo cáo buộc dùng máy bay công ngắm nhật thực
Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định chuyến đi bằng máy bay chính phủ của vợ chồng ông đến Kentucky hồi tháng 8 không phải là "sai lầm".

Vợ Bộ trưởng Tài chính Mỹ gây tranh cãi vì khoe đồ hiệu  /  Trump dự đám cưới lần ba của Bộ trưởng Tài chính Mỹ


Đi ngắm nhật thực bằng máy bay công, Bộ trưởng Mỹ nói không sai
 Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin trả lời phỏng vấn trên NBC. Video: NBC.

"Nhà Trắng đã thông qua chuyến đi và có lý do cho thấy việc chúng tôi cần chiếc máy bay đó là hoàn toàn hợp lý", Reuters dẫn lời ông Mnuchin cho biết trong chương trình Gặp gỡ Báo giới trên NBC ngày 1/10.

Hồi tháng 8, Mnuchin và vợ Louise Linton, nữ diễn viên người Anh, bay đến bang Kentucky bằng máy bay chính phủ. Ông bà đón nhật thực toàn phần ngày 21/8. Bà Linton đăng ảnh rời máy bay, liệt kê các nhãn hàng đắt tiền mặc trên người, gây chỉ trích trong dư luận.

Bộ Tài chính Mỹ mô tả đây là chuyến đi của quan chức chính phủ. Theo lịch trình, ông Mnuchin đã nói chuyện với các lãnh đạo kinh doanh ở Louisville và thăm Fort Knox, địa điểm có trữ lượng vàng quan trọng của Mỹ.

Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Dân chủ phản đối ông Mnuchin dùng máy bay công trong chuyến đi này. Một cơ quan giám sát chính phủ Mỹ đã mở cuộc điều tra để xem có sự vi phạm trong chính sách đi lại và đạo đức của chuyến đi này hay không.

Bộ Tài chính Mỹ từng cho biết hai vợ chồng bộ trưởng sẽ hoàn trả chi phí di chuyển của bà Linton trong chuyến đi cho chính phủ.

Ngày 29/9, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Mỹ Tom Price từ chức sau khi vấp phải chỉ trích vì thuê máy bay tư đi công tác thay vì dùng các chuyến bay thương mại. Trước đó ông nói sẽ hoàn trả gần 52.000 USD trong tổng chi phí trên 400 nghìn USD của các chuyến bay tư ông đã sử dụng.

Mnuchin từ chối bình luận về việc ông Price từ chức, cho biết ông sẽ chỉ dùng máy bay tư nhân để đi công tác nếu đó là vấn đề an ninh quốc gia hoặc khi ông không thể đến địa điểm nào đó.

"Tôi nghĩ công chúng Mỹ xứng đáng được biết tiền của họ được tiêu như thế nào và rằng tiền của họ được tiêu một cách cẩn trọng", Mnuchin nói.

Nhiều quan chức chính phủ Mỹ đã từ chức hoặc bị sa thải kể từ khi ông Trump làm Tổng thống hồi tháng 1. Danh sách bao gồm cố vấn an ninh quốc gia, giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ, chánh văn phòng, thư ký báo chí, chiến lược gia trưởng và hai giám đốc truyền thông.

newbie
Activity: 40
Merit: 0
October 03, 2017, 03:24:43 AM
3 cá nhân chi hơn 6.400 tỷ đồng mua cổ phiếu VPBank
Lượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ tương đương 11,6% vốn điều lệ của VPBank.

3 gia đình lãnh đạo VPBank vào nhóm sở hữu tài sản chứng khoán nghìn tỷ / Cổ đông ngoại nắm hơn 22% vốn của VPBank

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (mã CK: VPB) vừa công bố báo cáo kết quả chào bán riêng lẻ cổ phiếu thực hiện từ ngày 12/9 đến 14/9. Theo đó, gần 165 triệu cổ phiếu VPB đã được chào bán thành công cho 3 cổ đông cá nhân của ngân hàng.

Với giá phát hành 39.000 đồng, tương đương giá tham chiếu khi cổ phiếu VPB niêm yết, VPBank đã thu về 6.424 tỷ đồng từ đợt chào bán riêng lẻ vừa thực hiện, giúp vốn điều lệ ngân hàng tăng từ 14.059 tỷ lên 15.706 tỷ đồng.

Theo thông tin từ VPBank, số cổ phiếu này được chào bán cho ba cổ đông cá nhân là Lê Việt Anh, Nguyễn Phương Hoa và Trần Ngọc Lan. Cùng với 17,2 triệu cổ phiếu nắm giữ trước giao dịch, hiện nhóm cổ đông này đang sở hữu gần 182 triệu cổ phiếu, tương đương 11,58% vốn điều lệ.

Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên mới tổ chức, ban lãnh đạo VPBank cho biết trong năm 2017 ngân hàng cần bổ sung thêm khoảng 3.000 - 4.000 tỷ đồng vào vốn điều lệ để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của ngân hàng và đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn tài chính.

Thông qua 3 lần tăng vốn được thực hiện liên tục từ đầu 2017 đến nay, vốn điều lệ của VPBank tính tới cuối tháng 9/2017 đã tăng thêm hơn 6.500 tỷ đồng so với thời điểm kết thúc năm 2016, tương đương tỷ lệ tăng hơn 70%.
member
Activity: 72
Merit: 10
October 03, 2017, 03:24:10 AM
Người Trung Quốc chán 'visa vàng' vào Mỹ
Nhiều người Trung Quốc dường như đang mất hứng với chương trình cấp visa đã giúp các hãng bất động sản Mỹ thu về hàng tỷ USD.

Mỹ chặn thương vụ thâu tóm tỷ USD liên quan đến Trung Quốc / Đại gia Trung Quốc hết cửa vung tiền mua đội bóng nước ngoài

Từ nhiều năm nay, người Trung Quốc đã nộp hồ sơ ngập chương trình EB-5. Đây là chương trình cấp thẻ xanh cho người nước ngoài đầu tư ít nhất 500.000 USD và tạo ra việc làm tại Mỹ.

Nó được coi là "visa vàng", thu hút hàng chục nghìn người đăng ký. Tuy nhiên, CNN trích lời nhiều nguồn tin thân cận cho biết nhu cầu của người Trung Quốc với loại visa này năm nay đã giảm mạnh.

"Trung Quốc là nạn nhân của sự phổ biến EB-5", Ronald Klasko - một luật sư nhập cư tại Philadelphia cho biết. Chương trình visa này hấp dẫn với nhà giàu Trung Quốc, do đây là cách chuyển tiền ra nước ngoài và bảo đảm tương lai tốt hơn cho con cái họ.
member
Activity: 153
Merit: 10
October 03, 2017, 03:14:43 AM
Lương IT nghìn USD nếu thành thạo Cloud, Big Data, AI
Nhiều nhà tuyển dụng đang sẵn sàng chi mức lương nghìn USD cho ứng viên nhiều kinh nghiệm về các công nghệ "nóng" thời 4.0 như Cloud, Big Data, AI.
newbie
Activity: 37
Merit: 0
October 03, 2017, 03:12:41 AM
ỹ khó có cớ gây chiến khi Triều Tiên nổ bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương
Vụ thử hạt nhân trên Thái Bình Dương của Triều Tiên không thể bị coi là hành động tuyên chiến vì vấn đề chính sách và pháp lý.
member
Activity: 72
Merit: 10
October 03, 2017, 03:11:46 AM
Người vợ bí ẩn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Truyền thông nhà nước Triều Tiên giới thiệu bà Ri Sol-ju là vợ ông Kim Jong-un, song ngày họ tổ chức đám cưới lại không được công bố.
jr. member
Activity: 52
Merit: 10
Blocklancer - Freelance on the Blockchain Close
October 03, 2017, 03:09:44 AM

Bao nhiêu lần xem Việt Nam thi đấu, tôi đều ám ảnh bởi tiếng hô đó.

Năm 2014, tôi xem trận giao hữu của tuyển Việt Nam trên sân Thống Nhất. Trên khán đài, “Việt Nam vô địch” rần rần vang lên, dù đây là trận giao hữu. Năm 2015, tôi lại đến sân xem trận chung kết giữa U21 Hoàng Anh Gia Lai và U19 Hàn Quốc tại giải U21 Quốc tế, khán giả vẫn “Việt Nam vô địch” dù lúc này “Việt Nam” chỉ là CLB Hoàng Anh Gia Lai, còn đội tuyển Việt Nam đã thua ở trận tranh giải ba.

Từ khán đài các trận bóng đá khắp nơi trên thế giới, cổ động viên vẫn thường hô vang từ “vô địch” như một cách thể hiện ước mơ chiếm lĩnh đỉnh cao trong thể thao, đồng thời tưởng thưởng cho sự vươn lên của các cầu thủ. Nhưng với những gì diễn ra trong và sau các trận đấu (đặc biệt là với những trận thất bại) của đội tuyển quốc gia, tôi không tìm thấy nhiều ý nghĩa đó ở môi trường Việt Nam.

Nếu người hâm mộ hô vang "vô địch" là một sự tưởng thưởng cho nỗ lực của các cầu thủ, dù họ thắng hay bại - sự vô địch trong tâm tưởng - thì sau đó, mọi cố gắng của họ đều nên được ghi nhận. Nhưng ở đây thì không vậy. "Việt Nam vô địch", nhưng sau đó nếu thua, vẫn là chỉ trích, là sa thải, thậm chí là thóa mạ. Tiếng hô ấy dường như tạo áp lực nhiều hơn là sự động viên.

“Việt Nam vô địch” là slogan không chính thức của bóng đá Việt Nam. Không phải tôi nghiêm túc hóa một khẩu hiệu, nhưng bạn có thể lấy ra được nhiều điều từ slogan trên.

Đầu tiên, tôi nhìn thấy sự vĩ cuồng. Việt Nam không phải là Brazil với 5 lần vô địch World Cup, càng không phải là Real Madrid “có số danh hiệu đủ để đè bẹp phần còn lại của thế giới”. Việt Nam chỉ là một quốc gia chưa bao giờ vô địch SEA Games, suốt 24 năm chỉ có đúng một lần lên ngôi ở Đông Nam Á - một vùng trũng của bóng đá thế giới.

Thứ hai, đó là sức ép. Mục tiêu đầu tiên đặt ra cho một huấn luyện viên mới của đội tuyển luôn là chiếc huy chương vàng. Sức ép Việt Nam phải vô địch giống như quả cân nặng đè lên đôi vai của các huấn luyện viên, khiến không thể xây dựng một chiến lược lâu dài. Và để không bị 80 triệu huấn luyện viên khác ở bên bàn phím chê bai, để không bị các lãnh đạo VFF thanh lý hợp đồng, họ bắt buộc chọn giải pháp tình thế. Nhưng mà sức bật của đội tuyển không đủ, vậy là cứ luẩn quẩn mãi, đập đi xây lại mãi. Các huấn luyện viên đời trước ra đi, để lại cho người kế nhiệm một ngôi nhà đổ nát. Trong khi đó các thế hệ tài năng của bóng đá Việt Nam già đi theo năm tháng.

Tiếng hô “Việt Nam vô địch” còn phản ánh hệ tư duy đầy mâu thuẫn. Tại CLB Real Madrid, không có sự chờ đợi, bởi vì đối với một đội bóng sinh ra để vô địch như Real, thì đứng thứ hai đồng nghĩa với thất bại. Nhưng còn Việt Nam, thay vì ý thức về vị trí và lượng đúng sức mình thì huấn luyện viên nào không hái được chức vô địch sẽ có thể bị đòi sa thải ngay tắp lự.

Cả đất nước đang sôi sục tìm người dẫn dắt tuyển Việt Nam, nhưng trước khi thay đổi huấn luyện viên, phải thay đổi tư duy.

Tôi có một thống kê như sau: tính từ 1995, khi đội tuyển quốc gia Việt Nam có thầy ngoại đầu tiên, trong vòng 23 năm, Việt Nam đã… 19 lần thay đổi huấn luyện viên. Trung bình một người ngồi chiếc ghế này khoảng 1 năm, 2 tháng. Liệu họ, dù tài giỏi đến đâu, sẽ làm được gì cho đội tuyển trong thời gian ít ỏi đó?

Biểu hiện cao nhất của sự thay đổi tư duy phải bắt đầu từ sự thay đổi của VFF. Có một nguyên tắc, nếu như làm đủ mọi việc mà chỉ đưa đến một kết quả, thì con đường đang đi đã có vấn đề và không thể tiếp tục. Con đường mới có thể chưa chắc đã cho quả ngọt ngay, nhưng cần phải thử để mở lối. Chúng ta đã thay đổi mọi thứ: 12 đời thầy ngoại, 7 đời thầy nội; đã đi qua bao nhiêu thế hệ cầu thủ; cả nền bóng đá cũng đã chuyển lên chuyên nghiệp từ 2001. Nhưng có một thứ vẫn y nguyên, là cách thức vận hành và quản lý của VFF: V-League vẫn cứ bạo lực, xử phạt thì duy tình hơn duy lý, đào tạo bóng đá trẻ thì thiếu đồng bộ, mạnh ai nấy làm, lối chơi cũng không có hệ thống...

Sáu năm trước, huấn luyện viên trưởng tuyển Việt Nam khi đó là ông Falko Goetz cầm quân thất bại tại SEA Games 26 như Hữu Thắng hôm nay. Để xoa dịu dư luận, Tổng thư ký liên đoàn bóng đá Việt Nam khi đó là Trần Quốc Tuấn (nay Phó chủ tịch VFF) đã xin lỗi và nộp đơn xin từ chức. Nhưng chỉ sau cuộc họp của Ban chấp hành VFF, ông Tuấn nhận được 19/23 phiếu tín nhiệm để được giữ lại. Trong khi đó 100% bỏ phiếu sa thải Falko Goetz. Kết quả, Goetz bị sa thải khi đang… nghỉ Giáng sinh ở bên Đức. Lời giải thích mà chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ đưa ra “Anh Tuấn là cán bộ trẻ có năng lực, lại nằm trong diện được quy hoạch”. Đến nay, chúng ta có thêm 4 ông Falko Goetz nữa.

Chúng ta chỉn chu trong quy hoạch lãnh đạo VFF, và bỏ mặc việc quy hoạch huấn luyện viên cho các đội tuyển quốc gia. Hôm nay, chỉ là hậu quả của ngày hôm qua. Nhưng dư luận vẫn cứ đang bàn về cái ngọn.

Khi tư duy cũ, thì thay huấn luyện viên chỉ là thay cái bình mới cho chất lượng rượu đã cũ.
member
Activity: 81
Merit: 10
October 03, 2017, 03:08:37 AM
Ở nước ta, tháng 9 là mùa chia ly mới.

Khi sinh viên trong nước bắt đầu tháng thứ hai của năm học mới, thì nhiều bạn khác lên đường du học. Họ toả ra khắp năm châu, từ các nước phương Tây hàng đầu như Mỹ, Anh, Australia, cho đến phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Năm ngoái, số sinh viên nước ta có mặt ở Mỹ là 30 nghìn, gấp ba lần nước xếp gần nhất ở Đông Nam Á là Thái Lan.

Một ước tính cho biết hơn 130 nghìn du học sinh Việt Nam trên toàn cầu chi tiêu hơn 3 tỷ USD mỗi năm.

Trên trang VnExpress International, có một độc giả tên là Mark Hansell, có lẽ là người nước ngoài sống ở Việt Nam lâu năm, trăn trở rằng: tại sao Việt Nam không xây một đại học thật đẳng cấp để giữ du học sinh ở lại?

Mark giải thích tỉ mỉ bằng con số, điều này hoàn toàn có thể làm được trong vòng 20 năm. Ví dụ, anh tính rằng với mức lương của các giảng viên hàng đầu nước Mỹ hiện nay, thì kể cả có tính cả các ưu đãi nhà cửa, thuế, thì Việt Nam cũng chỉ mất một tỷ USD mỗi năm để nuôi một đội ngũ tinh hoa giáo dục hơn 4.500 người, cộng thêm chi phí hạ tầng, mỗi năm cũng chỉ mất 1,8 tỷ USD. Đội ngũ giáo viên nước ngoài này sẽ chi tiêu tại Việt Nam, rồi cộng với số sinh viên mà Mark cho rằng sẽ thu hút được. Nói chung, sẽ có lãi.

Một bài toán đầy tâm huyết.

Khi nói đến điều đó có lẽ anh chưa tính đến việc, quyết định du học không chỉ đơn thuần là “tị nạn giáo dục”, mà còn là môi trường, trải nghiệm và đôi khi là danh tiếng cho gia đình. Và hẳn sẽ có nhiều quan ngại về tính khả thi của ý kiến này. Trong hơn 10 năm qua, đã có nhiều đề án giáo dục đại học chất lượng cao ra đời, nhưng nhanh chóng rơi vào quên lãng.

Nhưng điều tôi chú ý không phải là tính khả thi, mà là tư duy của vị độc giả có tâm kia. Đã từ lâu chúng ta loay hoay trong vòng tròn luẩn quẩn về “chi phí giáo dục”, “chi phí du học” mà quên mất rằng giáo dục thực tế có thể tạo ra tiền, thậm chí rất nhiều tiền. Với hai cường quốc du học Mỹ và Anh, doanh thu từ việc xuất khẩu giáo dục đã lên đến hàng chục tỷ USD.

Ở Việt Nam, theo tính toán của tôi từ Bộ Điều tra Mức sống hộ gia đình (2014), mức chi bình quân cho giáo dục của mỗi gia đình Việt Nam lên đến 3,9% tổng thu nhập. Có những hộ chỉ riêng mức chi tiêu này đã vượt thu nhập đến 1,42 lần, tức phải đi vay để con cái đi học. Một đánh giá khác của ngân hàng HSBC thì con số mà bố mẹ người Việt sẵn sàng chi tiêu cho con cái có thể lên đến 47% thu nhập.

Những con số này đều cho thấy tiềm năng rất lớn từ “công nghiệp giáo dục”, nếu chúng ta thực sự có những sản phẩm chất lượng. Để ít nhất, những sinh viên trẻ có thêm những lựa chọn khi quyết định tương lai. Nhưng làm thế nào để có những sản phẩm chất lượng, hay nói cách khác là những đại học đẳng cấp quốc tế?

Các nước láng giềng châu Á thực hiện điều đó bằng hai cách.

Đầu tiên là nhà nước đầu tư cực mạnh vào hệ thống giáo dục, mà không cần cân nhắc nhiều đến hiệu quả và chi phí. Ở hướng này, các quốc gia Ảrập chi rất nhiều tiền để mời gọi những đại học nổi danh mở chi nhánh tại Trung Đông. Trung Quốc thu hút những tên tuổi lớn trong giới học thuật, đặc biệt là Hoa kiều về nước.

Nhưng Việt Nam thì không giàu như các nước bạn. Điều đó buộc chúng ta phải nhìn sang hướng phát triển thứ hai: tự do hóa thị trường giáo dục theo hướng đi mà Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thực hiện. Nhà nước sẽ chỉ kiến tạo môi trường thuận lợi và đưa ra những chính sách ưu đãi, thay vì can thiệp trực tiếp vào quá trình điều hành và hoạt động của các trường.

Việc cho phép các trường tự chủ tài chính là bước đi phù hợp ban đầu, nhưng vẫn còn cần thêm nhiều quyết sách tiến bộ khác nữa, như tự do hoá môi trường học thuật hay chính sách đãi ngộ người tài tốt hơn. Cố gắng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá trường đại học Việt Nam, như một nhóm các nhà nghiên cứu thực hiện gần đây, cũng đáng được hoan nghênh.

Nhìn giáo dục như một thị trường, chúng ta cũng không nên coi việc càng nhiều sinh viên Việt Nam đi học ở nước ngoài thì nền giáo dục trong nước càng thất bại. Đó là lối tư duy của loài ve sầu không biết đến mùa đông, không hiểu được những giá trị mang lại của việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Du học mang lại những giá trị mà kể cả khi chất lượng giáo dục trong nước được cải thiện cũng không bao giờ có được. 

Ở Đài Loan, nơi có nhiều trường đại học trong top 200 thế giới, số lượng du học sinh cũng ở mức hơn 60 nghìn. Con số đó ở Hàn Quốc là hơn 140 nghìn. Nếu tính theo tỷ lệ du học sinh/tổng số sinh viên, con số này còn cao hơn Việt Nam nhiều lần.

Chúng ta cần một đại học đẳng cấp quốc tế, nhưng không phải để giữ dăm ba tỷ USD ở lại trong nước, để cạnh tranh với Harvard hay Oxford, giành giật du học sinh. Tư duy hạn hẹp như thế, với tâm lý so sánh cùng những người khổng lồ, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào bế tắc, và bỏ cuộc. Cạnh tranh sao được?

Chúng ta cần một đại học đẳng cấp quốc tế, để hoàn thiện hệ thống giáo dục, để mở rộng thị trường giáo dục ra rồi từ đó “bơm” thêm tri thức vào xã hội, làm giàu thêm cho đất nước.

Chúng ta cần một đại học đẳng cấp quốc tế, vì nếu làm được, nó sẽ là thành tựu của rất nhiều nỗ lực mở rộng tự do học thuật, tự do tư tưởng và tự do thị trường. Nó sẽ là kết tinh của rất nhiều cải cách - tất nhiên nếu các nhà quản lý đủ quyết tâm.

Không phải vì nhiều phụ huynh cho con đi Mỹ rồi, mà xã hội không cần xây một trường đẳng cấp.
member
Activity: 94
Merit: 10
Best wish for all
October 03, 2017, 03:06:10 AM
10 phút xả đạn như mưa từ tầng 32 của tay súng ở Las Vegas
Nhiều người nằm rạp xuống đất hoặc tìm cách nấp trong các tòa nhà, nghĩ rằng mình sẽ chết dưới làn đạn trong vụ xả súng tại Las Vegas.
Cuộc sống giàu có quanh sòng bài của kẻ xả súng tại Las Vegas / 59 người chết trong vụ xả súng thảm khốc nhất lịch sử Mỹ
member
Activity: 82
Merit: 10
Blocklancer - Freelance on the Blockchain
October 03, 2017, 03:04:03 AM
Cuộc sống giàu có quanh sòng bài của kẻ xả súng tại Las Vegas
Lúc mới biết Stephen Paddock là kẻ xả súng tại lễ hội âm nhạc ở Las Vegas, người thân, hàng xóm không ai tin y gây ra vụ việc.

59 người chết trong vụ xả súng thảm khốc nhất lịch sử Mỹ  /  FBI khẳng định kẻ xả súng không liên hệ với khủng bố quốc tế
member
Activity: 113
Merit: 10
October 03, 2017, 03:01:26 AM
Lính cứu hỏa tả hiện trường thảm sát ở Las Vegas như 'vùng chiến sự'
Hiện trường xả súng ở Las Vegas bị ví như "vùng chiến sự", khi đám đông hàng chục nghìn người bị bắn từ trên cao như "bắn cá trong thùng".

Kẻ thảm sát ở Las Vegas có thể sở hữu súng tự động thế nào?  /  Kẻ xả súng ở Las Vegas tàng trữ thuốc nổ, hàng nghìn viên đạn tại nhà
newbie
Activity: 48
Merit: 0
October 03, 2017, 03:00:33 AM
Ôtô bảo dưỡng định kỳ 5.000 km gồm những gì - tài xế Việt cần biết
Chủ yếu kiểm tra bằng mắt thường, thay dầu máy, châm thêm nước mát, vệ sinh lọc gió.

Mỗi chiếc xe hơi đều trải qua những công đoạn hay thời điểm bảo dưỡng định kỳ ứng với số km đi được. Mức bảo dưỡng định kỳ được các hãng xe áp dụng cho mỗi loại xe gần như giống nhau, thường là 1.000, 5.000, 10.000, 15.000 km đến 40.000, 60.000, 80.000, 120.000 km.
member
Activity: 153
Merit: 10
October 03, 2017, 02:59:24 AM
Toyota Vios đời 2012 giá 320 triệu nên mua?
Xe bản 1.5 số sàn, chạy khoảng 65.000 km, đăng ký tư nhân, xin hỏi giá trên có hợp lý
newbie
Activity: 40
Merit: 0
October 03, 2017, 02:58:10 AM
Lắp đèn chiếu ngược có bị phạt?
Nhiều xe lắp thêm đèn phía sau chiếu ngược, gây chói mắt ảnh hưởng những người đi phía sau (Thế Mỹ).

Xin hỏi trường hợp lắp thêm đèn này có bị phạt và nếu có thì mức phạt cụ thể thế nào?
member
Activity: 72
Merit: 10
October 03, 2017, 02:44:45 AM
Giày đế xuồng của Balenciaga gây bàn tán
Kẻ thích, người chê các thiết kế độc lạ trong bộ sưu tập Xuân Hè 2018 của nhà mốt.

Bữa tiệc thập niên 1990 trong rừng của Balenciaga / Cuộc chơi vải lưới của Balenciaga dưới tay Alexander Wang
member
Activity: 113
Merit: 10
October 03, 2017, 02:42:34 AM
Năm 1955, 10 năm sau khi Thế chiến thứ hai, trong cuộc gặp gỡ của lãnh đạo các nước đồng minh tại Cung điện các quốc gia ở Geneva, Thụy Sĩ về đàm phán hòa bình, một số chính trị gia nổi tiếng khi đó như thủ tướng Anh Anthony Eden, tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower... đều được tặng một món quà quý. Đó là chiếc đồng hồ Vacheron Constantin với dòng chữ khắc: “Cầu cho chiếc đồng hồ này luôn mang đến những giờ hạnh phúc – cho bản thân bạn, dân tộc bạn và cho hòa bình trên thế giới”.
jr. member
Activity: 52
Merit: 10
Blocklancer - Freelance on the Blockchain Close
October 03, 2017, 02:40:58 AM
Quán quân Next Top Kim Dung làm vedette cho Cao Minh Tiến
Bộ sưu tập Xuân Hè 2018 của Cao Minh Tiến ra mắt hôm 1/10 tại Hà Nội.
newbie
Activity: 40
Merit: 0
October 03, 2017, 02:39:29 AM
'Dương Quá' Lý Minh Thuận đi thảm đỏ cùng dàn sao Đài Loan
Tài tử "Thần điêu đại hiệp" xuất hiện tại lễ trao giải Kim Chung diễn ra ngày 30/9.
newbie
Activity: 48
Merit: 0
October 03, 2017, 02:38:18 AM
'A Châu' Lưu Đào, Triệu Vy đối lập phong cách   
Mỹ nhân "Thiên Long Bát Bộ" chọn đầm nữ tính còn Triệu Vy theo phong cách menswear dự Tuần thời trang ở Pháp.
member
Activity: 113
Merit: 10
October 03, 2017, 02:37:12 AM
Võ Việt Chung làm giám khảo cuộc thi nhan sắc ở Nga
Nhà thiết kế là một trong những người chấm Miss World Beauty - Hoa hậu Sắc đẹp thế giới 2017 vào tháng 11.

Lan Khuê làm nàng thơ trong bộ sưu tập Võ Việt Chung / Lệ Quyên diện trang phục cầu kỳ của Võ Việt Chung

Võ Việt Chung cho biết anh nhận được thư mời làm giám khảo của ông Vadim Khusainov, chủ tịch Miss World Beauty. Bên cạnh nhà thiết kế, ban tổ chức còn mời một đại diện của cuộc thi Hoa hậu Đại Dương Việt Nam.
Jump to: